Tác dụng không ngờ của lá hẹ trong y học cổ truyền

 

Trong những tài liệu cổ: hẹ không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu, sử dụng đơn giản và lành tính mà hẹ còn được tính như một thảo dược chữa bệnh bởi cây hẹ có tác dụng chống viêm rất tốt. Cùng tìm hiểu tác dụng của lá hẹ trong Đông y như thế nào qua bài viết sau đây.

1) ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY HẸ

Hẹ là một loại thực vật thân thảo, mọc trên nền đất, trong tự nhiên hẹ có thể mọc cao từ 20-40cm, thân và lá hẹ có màu xanh lục, hoa màu trắng. Hẹ thường mọc thành bụi và rất dễ trồng, hẹ thuộc loại thực vật sinh sản vô tính. Hẹ sinh trưởng và phát triển rất tốt ở vùng khí hậu nóng ẩm, ở nước ta hẹ được trồng rất phổ biến để làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh.

Hẹ chứa rất nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất, đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin…Ngoài ra hẹ còn chứa nhiều vitamin K rất tốt cho người bị loãng xương…

2) TÁC DỤNG CỦA LÁ HẸ TRONG ĐÔNG Y

Trong sách bản thảo thập di có ghi “Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên”. Hạt hẹ có vị cay, tính ấm, vị ngọt, có tác dụng ôn trung, điều hòa tạng phủ, cố thận tinh, tán ứ huyết, hạ nghịch khí, trợ vị khí.

Thành phần của hẹ lại chứa nhiều kháng sinh tự nhiên. Vì thế từ lâu hẹ đã được sử dụng để chữa ngứa ghẻ, nhiễm trùng da, chín mé, trị giun kim, trị viêm lợi, đau nhức. Đặc biệt, hẹ có thể chữa viêm tai giữa, chữa táo bón, ho và đặc biệt là giúp khắc phục tình trạng đái dầm ở trẻ cũng như người lớn rất hiệu quả.

Bài thuốc chữa đái dầm bằng lá HẸ

Tác dụng của lá hẹ trong đông y

3) CHỮA VIÊM TAI GIỮA BẰNG LÁ HẸ

Viêm tai giữa là bệnh tai mũi họng khá nổi tiếng, bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào ống tai giữa và gây nhiễm trùng. Ngoài việc sử dụng thuốc tây y, nhiều người sử dụng lá hẹ để chữa viêm tai giữa vì trong lá hẹ có một số kháng sinh tự nhiên giúp hạn chế mức độ nhiễm trùng và cải thiện một số triệu chứng khó chịu. Thành phần Odorin có trong lá hẹ có khả năng kháng sinh mạnh đối với tụ cầu và một số vi khuẩn khác.

Cách làm:

Lấy khoảng 50g lá hẹ tươi, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng, để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, sau đó rửa sạch, vớt hẹ, để ráo nước.

Giã hoặc xay nhuyễn lá hẹ, lọc lấy phần cốt, sau đó nhỏ trực tiếp vào tai từ 2-3 giọt/một ngày vào tai bị viêm trong 7-10 ngày liên tục…

LƯU Ý: Thực tế có nhiều người đã khỏi viêm tai giữa nhờ lá hẹ, những có nhiều người không khỏi, vì thế nếu bạn chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng phương pháp này.

4) CHỮA TÁO BÓN CHO TRẺ BẰNG LÁ HẸ

Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, sau khi đi vào cơ thể, các dược tính của lá hẹ sẽ có tác dụng tiêu diệt một số tác nhân gây hại tại đường ruột như nấm, vi khuẩn…để giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, hẹ rất giàu chất xơ, đây là thành phần thiết yếu đối với hệ tiêu hóa giúp nhuận tràng, kích thích nhu động ruột đẩy lùi chứng táo bón ở trẻ hiệu quả.

CHỮA TÁO BÓN CHO TRẺ BẰNG LÁ HẸ

Cách làm:

Sử dụng lá hẹ để chữa táo bón cho bé khá an toàn, tuy nhiên việc cải thiện sẽ diễn ra từ từ, mẹ có thể áp dụng như sau

Uống nước cốt lá hẹ tươi:

Lấy 1 lượng vừa phải lá hẹ tươi, đem rửa sạch, để ráo, cho vào cối giã hoặc xay vắt lấy nước, hòa nước cốt lá hẹ tươi với khoảng 100ml nước ấm, và cho bé uống hết. Trường hợp bé khó uống, mẹ có thể thêm chút đường cho bé hợp tác hơn.

Cho bé uống mỗi ngày một lần, áp dụng đều đặn tới khi tình trạng táo bón của bé được cải thiện thì thôi.

Ngâm hậu môn bằng nước lá hẹ:

Bên cạnh việc uống nước cốt lá hẹ, phụ huynh có thể ngâm hậu môn bằng nước lá hẹ giúp nâng cao hiệu quả. Nước lá hẹ giúp giãn nở cơ vòng hậu môn, làm mềm phân giúp cho quá trình đẩy phân diễn ra dễ dàng hơn. Mẹ lưu ý giã nước và ngâm nước ấm vừa phải cho bé, tránh nóng quá.

Bổ sung lá hẹ vào bữa ăn:

Khi bé bị táo bón mẹ có thể bổ sung lá hẹ với các món ăn như trứng rán lá hẹ, canh hẹ nấu thịt đậu, tôm xào lá hẹ,...cũng góp phần cải thiện chứng táo bón ở trẻ.

5) CÁCH CHỮA HO CHO TRẺ BẰNG LÁ HẸ

Hẹ có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác để chữa ho rất hiệu quả.

Cách chữa ho cho trẻ bằng lá hẹ

Cách làm:

Hẹ hấp mật ong: 3-5 nhánh lá hẹ rửa sạch, đổ ráo nước, thái nhỏ, đem hấp cách thủy, sau đó lấy nước uống.

Hẹ hấp gừng: 3-5 nhánh hẹ, 1 lát gừng, đường phèn chưng cách thủy, mỗi lần cho trẻ uống 2-3ml, và ngày uống khoảng 2 lần, cho bé uống liên tục từ 4-5 ngày.

Lá hẹ và hoa đu đủ đực: lá hẹ 15g, hoa đu đủ 15g giã nát, thêm đường phèn hấp cách thủy, ngày cho bé uống 3 lần, mỗi lần 2-3ml sẽ thấy giảm ho rõ rệt.

6) LÁ HẸ KỊ VỚI NHỮNG THỰC PHẨM NÀO?

Hẹ có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên theo kinh nghiệm từ xưa, không nên sử dụng chung lá hẹ với mật ong và thịt bò

Nguồn: https://daidamducthinh.com

Nhận xét